Mái nhà là phần không thể thiếu tạo nên một tổ ấm vững chắc của gia đình. Dù vậy khi trải qua thời gian dài sử dụng, chúng cũng cần được bảo dưỡng và chăm sóc. Nhất là khi vào mùa mưa, gió mạnh và không khí ẩm ướt dễ gây ra tình trạng bung vít, dột mái nếu gia chủ không chú ý bảo dưỡng định kỳ. Hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến dạng tôn gây nguy hiểm cho gia đình. Để phòng ngừa những trường hợp trên và có thêm thời gian để kịp ứng phó, chúng ta nên bảo dưỡng mái tôn trước mùa mưa càng sớm càng tốt, ít nhất là từ 1 đến 2 tháng để giảm thiểu những sự cố thấm dột.

Kiểm tra toàn diện mái nhà

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong chu trình bảo dưỡng mái nhà. Vì chỉ khi xác định được những hư hại cần được sửa chữa, chúng ta mới có thể bắt tay vào công việc gia cố một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thao tác đơn giản đầu tiên là nhận diện những vết nứt gãy, lỗ hổng ở mái tôn khi nhìn lên vị trí nóc nhà.

Nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên mái nhà kiểm tra tôn

Tiếp theo, hãy tiến hành quan sát trực tiếp mái tôn từ trên nóc nhà để xác định các điểm trầy xước và rỉ sét. Trước khi lên mái tôn cần chuẩn bị: Dụng cụ đánh dấu vị trí cần gia cố, đồ bảo hộ như quần áo, giày, mũ, dây an toàn đề phòng trường hợp mái tôn nứt gãy gây nguy hiểm. Sau đó kiểm tra những điểm thủng dột bằng cách bơm nước lên mái nhà. Chú ý chân đi vào giữa điểm tiếp giáp tôn giao nhau với xà gồ, tuyệt đối không đi vào những vị trí tôn bị xuống cấp để đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như tránh trường hợp mái tôn bị mục nát dẫn đến mái tôn bị dột nặng hoặc bị biến dạng.

Căn cứ vào mức độ hư hỏng, chúng ta có thể đưa ra giải pháp xử lý phù hợp bằng cách gia cố hoặc lợp lại tôn mới. Nếu chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này, hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng tại những địa chỉ cung cấp tôn uy tín.

Kiểm tra hệ thống thoát nước

Hiện tượng tắc đường thoát nước trên nóc nhà cũng là một trong những nguyên nhân khiến mái tôn nhanh xuống cấp. Việc ứ đọng nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến oxi hóa mối nối, vị trí bắt vít khiến cho mái tôn bị ăn mòn. Để ngăn ngừa việc đó xảy ra, chúng ta nên làm sạch hệ thống thoát nước và máng xối. Tiếp đến là dọn vệ sinh mái tôn để loại bỏ cành cây và những vật kim loại, tránh việc va đập làm xước lớp tôn ảnh hưởng đến độ bền của mái nhà.

Kiểm tra độ chắc chắn của mái tôn

Sau khi quan sát tổng quát mái tôn và kiểm tra hệ thống thoát nước, chúng ta cần kiểm tra độ chắc chắn của mái tôn. Để đảm bảo độ an toàn và khả năng chống gió của tôn, chúng ta cần kiểm tra vị trí của các ốc vít và mối hàn. Sau đó tiến hành đánh dấu những vị trí cần được sửa chữa.

Chú thích: Chọn thương hiệu tôn chất lượng sẽ góp phần giảm chi phí sửa chữa

Ngoài ra, chúng ta cũng nên lưu ý đến hình dạng của tôn. Gia chủ nên lợp mới nếu mái tôn đang sử dụng đã quá cũ hoặc bị biến dạng để đảm bảo ngôi nhà được bảo vệ tối đa nhất. Gia chủ cũng nên kỹ lưỡng trong việc chọn thương hiệu tôn chất lượng và phù hợp với nhu cầu của gia đình. Chỉ nên mua tôn tại những cửa hàng và đại lý uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Với phương châm đặt chất lượng và trải nghiệm tiêu dùng lên hàng đầu, bộ sản phẩm KING, WIN, S VIET từ Tôn Đông Á với độ bền cao và khả năng chống chịu vượt trội sẽ giúp cho mái nhà bền vững sau nhiều năm sử dụng. Không những thế, Tôn Đông Á còn khẳng định chất lượng và độ bền tôn với chế độ bảo hành lên đến 50 năm. Người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm bởi đội ngũ tư vấn và hỗ trợ kĩ thuật Tôn Đông Á luôn sẵn sàng phục vụ bất kì lúc nào.