Công tác quy hoạch Gia Lâm đang phát sinh nhiều bất cập
Với vị trí nằm tại cửa ngõ phía Đông Thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm được chuyên gia đánh giá là đang sở hữu vị trí thuận lợi nhất cả về giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, đây cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng trong việc kết nối thành phố Hà Nội – Bắc Ninh, Hưng Yên và cũng là huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm của Thành phố Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Cũng trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng hạ tầng xã hội đồng bộ để đáp ứng cho yêu cầu nâng cao đời sống người dân, ngoài ra còn cải thiện bộ mặt đô thị huyện. Năm 2019, huyện Gia Lâm đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm lên quận năm 2025.
Cho đến nay, huyện này đã đạt được 25/27 tiêu chí lên quận, trong đó rất nhiều tiêu chí mà huyện đã đạt về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, bên cạnh đó là cả hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của quận theo đúng quy định.
Tuy nhiên, một vấn đề đóng vai trò hết sức quan trọng, nó vừa là định hướng, lại vừa là công cụ để tổ chức thực hiện và quản lý công tác đầu tư xây dựng, đó chính là công tác quy hoạch huyện lại đang phát sinh nhiều bất cập.
Huyện Gia Lâm hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về quy hoạch để có thể lên quận.
Theo đúng quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, huyện Gia Lâm có khoảng 2/3 diện tích nằm trong khu vực đô thị trung tâm Thủ đô, phần còn lại là khu vực vành đai xanh, nằm ngoài khu vực dự kiến trong hạng mục phát triển đô thị.
Cụ thể, trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện có 13 xã, thị trấn cơ bản nằm trong khu vực đô thị; 04 xã có một phần nằm trong khu vực đô thị, một phần nằm ngoài, đặc biệt là có 04 xã nằm hoàn toàn bên ngoài khu vực quy hoạch phát triển đô thị và hiện nó vẫn là đất nông nghiệp.
Trong khi đó, một số khu vực giáp ranh Gia Lâm: Văn Giang, Văn Lâm (Hưng Yên); Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh) hiện nay cũng đang phát triển đô thị khá mạnh mẽ. Vừa qua, thị xã Từ Sơn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua quyết định thành lập TP trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, một số huyện như Văn Giang, Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên) hiện cũng đang trong quá trình đô thị hóa với trung tâm công nghiệp Như Quỳnh – Phố Nối và một số dự án khu đô thị lớn như: dự án bất động sản Ecopark, Dream City, Đại An…
Điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo liên kết đồng bộ
Theo tìm hiểu , bên cạnh một số bất cập về phạm vi phát triển đô thị, lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết thêm, các chỉ tiêu quy hoạch vẫn chưa phù hợp. Cụ thể, theo định hướng chung của quy hoạch, phần lớn diện tích của huyện này đang thuộc vành đai xanh, hành lang xanh với chỉ tiêu về cây xanh, mặt nước cũng quá cao nên dẫn đến việc diện tích phát triển đô thị lớn nhưng hạng mục dân số lại được phân bổ thấp.
Ngoài ra, việc khống chế mật độ xây dựng thấp và công trình xây dựng thấp tầng (từ 3 – 5 tầng) đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và triển khai dự án. Nhất là việc triển khai dự án nhà ở xã hội (NOXH), khi TP Hà Nội đã có chỉ đạo diện tích xây dựng dự án NOXH phải quy hoạch xây dựng theo hạng mục nhà ở chung cư cao tầng.
Nhận thấy những bất cập mới này, cử tri Hà Nội cũng đã kiến nghị và gửi lên Quốc hội trước kỳ họp thứ 2, trong Quốc hội khóa XV. Trong đó có nêu rõ, tỉnh thành nào giáp ranh với huyện Gia Lâm đang có tốc độ phát triển đô thị mạnh, theo quy hoạch huyện Gia Lâm tại các khu vực giáp ranh này cũng phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế, cần nghiên cứu và trình lên cơ quan Chính phủ xem xét việc rà soát điều chỉnh quy hoạch Thủ đô, các khu vực nói trên tại địa bàn huyện Gia Lâm sao cho phù hợp, nhằm ra tạo kết nối vùng, đồng thời phát huy lợi thế cùng các tỉnh thành giáp ranh phát triển.
Điều chỉnh quy hoạch huyện Gia Lâm và bảo đảm mối liên kết đồng bộ
Về vấn đề mới nêu này, Bộ Xây dựng cũng có thông tin, để đáp ứng cho yêu cầu phát triển, công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội thì nhất định phải có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và sự liên kết giữa các địa phương trong Vùng đó; căn cứ theo quy định pháp luật về xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 về việc phê duyệt & điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 làm cơ sở triển khai và thực hiện, đảm bảo cho các mục tiêu phát triển chung.
Hiện nay, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ từ năm 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, trong đó bao gồ Thủ đô Hà Nội đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đã xác định rõ quan điểm là bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và tính hệ thống giữa các địa phương; ngoài ra sẽ là khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng đang có; phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng và của từng địa phương, gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm vấn đề về an sinh xã hội; bảo đảm sự cân bằng giữa nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong quá trình lập quy hoạch.
Mời bạn đọc tiếp tục đồng hành để cập nhật thêm những tin tức về thông tin quy hoạch một số huyện của Hà Nội lên quận trong thời gian sắp tới.