Nhà đất được ưu ái vì tính an toàn

Sự biến động phức tạp của thị trường chứng khoán (TTCK) đang khiến nhiều nhà đầu tư có xu hướng rút một phần dòng tiền trở về với các thị trường an toàn hơn trong đó có bất động sản.

Mới tham gia thị trường vào đầu năm 2022, Đăng Khoa (30 tuổi, kinh doanh) từng quyết định dùng tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán vì thấy lãi suất ngân không hấp dẫn bằng sự phát triển của chỉ số Vn-index. Tuy nhiên trong bối cảnh TTCK liên tục biến động phức tạp. Nhà đầu tư này quyết định rút một phần tiền từ chứng khoán chia sang cho kênh đầu tư an toàn hơn là BĐS. “TTCK từng mang đến lợi nhuận khá tốt, nhưng diễn biến hiện tại đối với nhà đầu tư ít kinh nghiệm như tôi là quá phiêu lưu. Vậy nên tôi tính chia đôi dòng tiền, chuyển dịch một phần qua đầu tư BĐS để đảm bảo an toàn cho dòng vốn trong lâu dài”, anh Khoa chia sẻ.

Dòng tiền quay lại với BĐS khi chứng khoán ảm đạm và lạm phát gia tăng. Ảnh minh họa

Cũng dồn toàn bộ số tiền dành dụm thời gian qua vào đầu tư đất nhưng lý do của chị Phương Linh (37 tuổi, trưởng phòng tài vụ) là vì sợ tiền mất giá. “Để tiền vào đất vì tôi tin BĐS sẽ giúp tăng giá trị. 3 -4 tỷ đồng hiện tại có thể mua được một căn nhà phố, chứ để đến năm sau chưa chắc đủ mua. Nếu để tiền nằm im thì mất giá, chứng khoán và vàng tôi không dám chơi lúc này vì nhiều rủi ro, ngân hàng không còn là kênh giữ tiền tốt nên BĐS là lựa chọn an toàn, tạo lợi nhuận tốt nhất lúc này”, chị Linh chia sẻ.

Thị trường BĐS đang là bến an toàn của dòng tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng và các kênh đầu tư khác biến động mạnh. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, TGĐ Đại Phúc Land, BĐS và chứng khoán luôn là hai kênh đầu tư có sự liên thông. Theo đó, dòng vốn bùng nổ từ kênh chứng khoán có xu hướng dừng chân ở thị trường BĐS để chốt lời. Tương tự, nếu thị trường chứng khoán có biến động tiêu cực, nhà đầu tư tài chính nhiều khả năng quay lại thị trường địa ốc để tìm một bến đỗ an toàn hơn. Các dòng vốn mỏng, ngắn hạn thường cập bến thị trường chứng khoán, vàng hay ngoại tệ vì các kênh này có tính linh hoạt cao và vốn ít cũng rất khó tiếp cận các tài sản nhà đất. Tuy nhiên, với nhà đầu tư có dòng vốn lớn, họ có thể chia trứng thành nhiều rổ và khó cưỡng được sức hấp dẫn của BĐS vì tỷ suất sinh lời cao, ít biến động nhanh theo phiên hoặc theo ngày đồng thời là một kênh trú ẩn tương đối an toàn.

khu vực phía Nam, hiện nay chứng khoán đang ở giai đoạn thanh lọc, chịu nhiều tác động từ biến động giá vàng, kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt pháp lý, gửi tiết kiệm có mức lãi suất thấp nếu trừ lạm phát và tỉ giá nên cũng kém hấp dẫn nên BĐS đang là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng khiến nguy cơ đồng tiền mất giá, nhiều nhà đầu tư chọn cách gửi tiền vào BĐS để giữ dòng vốn an toàn. Đây cũng là kênh đầu tư truyền thống được người Việt ưa chuộng từ trước đến nay nhờ tỷ suất lợi nhuận dài hạn cao hơn so với các kênh đầu tư khác.

Giới đầu tư lựa chọn thận trọng

Lạm phát, biến động giá vàng thúc đẩy người có tài chính tốt bám giữ tài sản để dành nhiều hơn. Thị trường đang xuất hiện làn sóng các nhà đầu tư lâu năm tích cực đổ tiền vào nắm giữ các tài sản có giá trị cao là BĐS. Xu hướng săn mua BĐS chống trượt giá diễn ra ngày một nhiều nên sản phẩm được ưa chuộng nhất vẫn là nhà liền thổ, nhất là các sản phẩm có thể khai thác thương mại.

Thực tế thị trường cũng cho thấy, trong tháng 5 vừa qua khá nhiều dự án nhà liền thổ giá cạnh tranh triển khai ở tỉnh thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư như dòng sản phẩm villa, nhà phố liền kề thuộc khu biệt lập The Standard của Tập đoàn BĐS An Gia tại Tân Uyên đang nhận được quan tâm của người mua. Hay dự án nhà phố Tân Uyên Central Point vừa được mở bán cũng thu hút nhiều khách là dân đầu tư. Xa hơn, loạt dự án nhà phố, đất nền Diamond City (Lộc Ninh), Mega Central City ( Đồng Xoài) cũng được thị trường chào đón nhiệt tình. Ở Long An, dự án Diamond City của Thắng Lợi, khu biệt thự The Aqua của Nam Long Group hay dự án Imperia Grand Plaza của MIK Group đều ghi nhận thanh khoản tốt với nhu cầu mua đến từ giới đầu tư chiếm đa số.

Khẩu vị của nhà đầu tư hướng đến các sản phẩm BĐS giàu tính an toàn và khai thác thương mại dài hạn.

Chia sẻ về khẩu vị của nhà đầu tư khi mua BĐS thời lạm phát, đại diện tập đoàn An Gia cho biết, nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát khi liên tục ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp nhất kể từ năm 2016. Với nhà đầu tư, rủi ro lạm phát dễ khiến tài sản “bốc hơi” nếu kênh đầu tư không may mất giá. Yếu tố lợi nhuận cần đặt lùi về sau và hướng đến việc bảo vệ tài sản trước tiên. Điều này khiến không ít nhà đầu tư thận trọng hơn trong lựa chọn sản phẩm xuống tiền, xu hướng dòng tiền đang chuyển sang các BĐS phục vụ nhu cầu thực, có mức giá dễ sở hữu và chất lượng đảm bảo.

Mặt khác, bên cạnh lạm phát, tâm lý nhà đầu tư cũng đã thay đổi sau tác động của Covid-19. Người mua chuộng những dự án nhà ở khép kín, an toàn trong các khu compound ở những nơi có nhiều dư địa phát triển, giá nhà đất còn mềm. “Phân khúc BĐS vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng trong danh mục đầu tư là đất nền cạnh các KCN, nhà phố ven Sài Gòn và các dự án căn hộ tầm trung đáp ứng nhu cầu ở thực ở các tỉnh vệ tinh. Nhà phố biệt lập là loại hình có tính tích lũy và an toàn cao nên thường được nhà đầu tư săn đón. Dòng sản phẩm này vừa đảm bảo về mặt an ninh, riêng tư vừa hưởng lợi về mặt giá trị, thậm chí cao hơn hẳn so với các phân khúc BĐS khác nhờ giá đất liên tục tăng trưởng. Do đó, dù lạm phát xảy ra, nhà phố, đất nền vẫn sẽ là gia sản thịnh vượng của các gia đình”, vị này nói thêm.