“Trend” tăng giá những tháng đầu năm

Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận do tình hình giá VLXD tăng đột biến trong quý I. Riêng năm 2021, giá thép tăng gần 50%, kéo theo các loại VLXD khác tăng theo từ 20% trở lên. Và đến tháng 2.2022, so với thời điểm cuối năm 2021, các đơn giá này lại tiếp tục tăng thêm: giá bê tông tăng 3%, nhôm kính tăng 15%, xi măng tăng 8%, gạch và cát tăng 2%. Đáng lo ngại nhất là giá sắt thép đã tăng 4% trong khi đây là thành phần chính trong xây dựng. Một số nhà thầu xây dựng cho biết tháng nào cũng nhận được báo giá mới. Điều này không chỉ gây khó khăn đến người mua nhà, mà những nhà thầu xây dựng làm các công trình lớn cũng “méo mặt” vì quá sức chịu đựng dẫn tới bắt buộc phải tăng giá thi công xây dựng lên.


Một dự án đang được xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh nguồn:Vimefulland)

Bên cạnh “bóng ma” tăng giá của ngành hàng vật liệu xây dựng, thì trong hơn 2 tháng qua, xăng dầu tăng giá tới 6 lần, trong đó, xăng RON 95 tiến sát ngưỡng lịch sử 30.000 đồng/lít.Thách thức này không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, khả năng cao dẫn đến lạm phát có thể vượt ngưỡng 2% mà còn bào mòn thu nhập của người dân nói riêng và hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Khi giá xăng dầu tăng, chi phí vận hành thi công tăng cao, đặc biệt với ngành hàng vận chuyển và xây dựng bất động sản với các phương tiện đều là máy móc hoạt động công suất lớn.
Đại dịch Covid 19 – yếu tố khách quan bao trùm thị trường
Covid 19 đang dần được kiểm soát tốt hơn, những đợt giãn cách diện rộng cũng đã không còn, thế nhưng số ca mắc vẫn ở ngưỡng cao. Thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đứng trong tình cảnh thiếu nhân công lao động, do mỗi ngày đều có nhân công nghỉ vì dịch Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ thi công các công trình bất động sản. Chính bởi vậy, để đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình, việc các chủ đầu tư buộc phải tăng chi phí cho nguồn nhân lực là đương nhiên và cần thiết lúc này.
Đại dịch cũng khiến sức khỏe nền kinh tế phấp phỏng nỗi lo “hậu covid”. Các hoạt động kinh doanh mới đang bắt đầu trở lại, thậm chí nhiều nhà đầu tư đã rút vốn hoặc không tự tin tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, đồ uống, …, đặc biệt các hộ kinh doanh càng khó khăn hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là tìm lối đi cho nguồn tiền đang “chết”.
Và trong khi lãi suất ngân hàng luôn dao động ở mức 3-7%/năm, chứng khoán hay tiền ảo cũng liên tiếp biến động, thì nhu cầu dồn tiền vào bất động sản để giữ tài sản và tìm kiếm một cơ hội đầu tư tốt hơn là điều dễ hiểu. Vì thế, nguồn cầu cho mua và đầu tư bất động sản đang được đẩy lên cao trong thời gian vừa qua.


Bảng check căn của một dự án thấp tầng luôn trong tình trạng kín booking trong thời gian qua

Nguồn cung bất động sản vẫn yếu trong năm 2022

Theo báo cáo “Tâm lý người tiêu dùng bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2022” của Batdongsan.com.vn, nhu cầu BĐS của người Việt Nam luôn cao, sau đại dịch Covid-19 càng tăng với 60%-300%. Còn theo báo cáo Savills quý 4/2021, trong năm 2021, tại Hà Nội, sản phẩm chung cư có mức giá từ 35-46 triệu VNĐ/m2 chiếm 52% số căn bán được, tăng 9% theo năm. Còn thị trường biệt thự/nhà liền kề ở Hà Nội không ghi nhận dự án nào mới. Nguồn cung sơ cấp đạt 1.123 căn, tăng 3% theo quý nhưng giảm -27% theo năm, mặc dù tăng trưởng nhẹ trong quý này nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Quận Tây Hồ dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 28% thị phần, nhỉnh hơn quận Hoàng Mai với 26%.
Như vậy có thể thấy, nguồn cầu thì luôn dồi dào nhưng thị trường lại đang thiếu nguồn cung cả căn hộ trung cấp và biệt thự, liền kề, trong khi các dự án cũ đã bán hết và hiếm nguồn cung mới.
Ngoài những yếu tố thị trường, trong Hội nghị diễn đàn doanh nghiệp 2022 hôm 23/11/2021, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản cũng đánh giá chính những chính sách chưa thuận lợi cũng đang khiến nguồn cung cho thị trường vẫn gặp khó trong năm 2022.

Tăng giá bất động sản là điều tất yếu để các Chủ đầu tư đảm bảo chất lượng và lợi nhuận

Theo Bộ xây dựng, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 65%-70% giá trị dự toán xây dựng công trình, chính bởi vậy, trong bối cảnh giá VLXD tăng cao, chi phí vận hành cũng tăng và nguồn cung đang khan hiếm, biên lợi nhuận mỏng đi, thì tăng giá bán bất động sản là điều tất yếu để các Chủ đầu tư đảm bảo chất lượng công trình và lợi nhuận trong giai đoạn này.


Phối cảnh dự án The Jade Orchid đang triển khai tại Bắc Từ Liêm hứa hẹn
mang lại nguồn cung mới cho thị trường nhà ở Hà Nội.

Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giá VLXD tăng phi mã thời gian qua đã kéo theo căn hộ chung cư đã tăng 4 – 6%. Dự báo trong năm 2022, giá nhà ở vẫn sẽ tăng với phân khúc biệt thự tăng từ 6-7%, trong khi đó nhà liền kề và shophouse có mức tăng cao hơn. Giá căn hộ chung cư sẽ tăng khoảng 3 – 7% tùy từng phân khúc trong năm 2022. Riêng phân khúc cao cấp và hạng sang, mức giá có thể tăng trưởng khoảng 5 – 7%. Tình trạng tăng giá cùng với nguồn cung khan hiếm, nguồn cầu tăng cao sẽ khiến người có nhu cầu mua nhà cân nhắc, nhanh chóng đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bản thân và tài chính của mình.